Lắp đặt pin năng lượng mặt như thế nào cho hiệu quả?
Cuộc sống ngày càng hiện đại tiện nghi nhu cầu sử dụng điện của con người ngày càng tăng, hầu như các thiết bị trong nhà đều dùng điện, bên cạnh đó giá điện ngày càng tăng. Cùng với sự biến đổi khí hậu cũng khiến cho thời tiết ngày càng khắc nghiệt con người con người có xu hướng dùng điện nhiều hơn như tivi, tủ lạnh, máy điều hòa, quạt… từ đó tiền đang điện trở thành một nghánh nặng cho người dân những người trực tiếp chăm lo cho gia đình.
Cũng từ đó mà nhiều hộ gia đình đã nghĩ tới việc lắp đặt điện lượng mặt trời cho gia đình để thay thế cho nguồn điện lưới quốc gia nhằm tận dụng được nguồn năng lương xanh, sách, dồi dào vô tận và quan trọng hơn là tiết kiệm được tiền điện cho gia đình mỗi tháng.

Lắp đặt pin năng lượng mặt như thế nào cho hiệu quả?
Dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia của Hafihouse chúng tôi về việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời trên mái nhà, sân thượng của từng hộ dân sao cho hiệu quả
Trước hết, điện mặt trời cho gia đình có 2 hệ thống chính phổ biến nhất hiện nay đó là: Điện mặt trời độc lập và điện mặt trời hòa lưới. Chỉ những gia đình chưa có điện hoặc điện chập chờn hay mất điện mới nên dùng hệ thống độc lập, vì chi phí lắp đặt cho hệ thống lưu trữ bình ắc quy khá cao.

Còn lại thì đa số nên dùng điện mặt trời hòa lưới, không cần dùng bình ắc quy hay pin lưu trữ, hoặc nếu có dùng thì chỉ sử dụng khi mất điện như vậy tuổi thọ của bình ắc quy hoặc pin rất cao.
Điện mặt trời hòa lưới cho gia đình phù hợp nhất là từ 1 kwp đến 5 Kwp (kilo watt peak), mỗi ngày sản xuất được từ 5 đến 25 kwh điện và cần diện tích lắp đặt khoảng từ 10 – 35 m2.
Chi phí lắp đặt tùy thuộc vào công suất tiêu thụ, vị trí lắp đặt là mái ngói, sân thượng hay mái tôn, yêu cầu kỹ thuật trong thi công như thang máng cáp, tủ điều khiển, cắt lọc sét, hệ thống bảo vệ, hệ thống đo đếm, giám sát từ xa.

Khi bạn lắp đặt điện năng lượng mặt trời cho gia đình cần quan tâm những yếu tố nào ?
- Tính thẩm mỹ của ngôi nhà: Lắp đặt điện năng lượng mặt trời nên làm cho ngôi nhà đẹp hơn hiện đại hơn, chứ không chỉ đơn thuần là tìm chỗ nào đó rồi gác mấy tấm pin năng lượng mặt trời lên, nên yêu cầu công ty lắp đặt điện năng lượng mặt trời tư vấn kỹ về vị trí lắp đặt sao cho phù hợp nhất.
- Lựa chọn công suất phù hợp: ở đây bạn cần xác định xem nhu cầu sử dụng điện mỗi ngày là bao nhiêu để lắp đặt công suất cho phù hợp, cũng như xem nhu cầu sử dụng điện khi mất điện là bao nhiêu để tính toán hệ thống lưu trữ phù hợp. Trừ khi các bạn muốn bán điện thừa cho nhà nước thì nên lắp hết diện tích mái, còn lại thì nên lợp đủ dùng. Vì hệ thống điện mặt trời gia đình rất dễ nâng cấp nên hiện tại các bạn lắp đặt hệ thống 1 kwp và có thể tăng lên 2 hoặc 5 kw một cách dễ dàng bất kỳ lúc nào. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên chọn bộ hòa lưới ( inverter) có công suất lớn hơn để dự phòng nâng cấp sau này.
Với nhu cầu thấp: hệ thống 3 kwp trở xuống cho gia dùng điện từ 1-2 triệu đồng/tháng ( 600 – 1200 kwh/tháng)
Nhu cầu trung bình: hệ thống 4-5kwp cho gia đình dùng điện 2-3 triệu đồng/tháng (1200 – 1800 kwh/tháng)
Nhu cầu cao: hệ thống 6 – 8kwp cho gia đình dùng điện 3-4 triệu đồng/tháng (1800 – 2400 kwh/tháng)
- Chọn các thiết bị có chất lượng cao đảm bảo thiết bị hoạt động với hiệu suất cao trong thời gian dài trên 30 năm. Đừng quá tiếc tiền mà chọn các thiết bị có giá thấp để rồi hệ thống chỉ hoạt động được vài ba năm bị xuống cấp và hư hỏng.
- Khi nào thì nên lắp hệ thống lưu trữ dự phòng khi mất điện: trong trường hợp khu vực bạn đang ở mất điện nhiều hơn 2 lần trên 1 tháng thì mới nên lắp đặt hệ thống bình ắc quy để lưu trữ, còn các khu vực đô thị điện khá ổn thì chỉ nên dùng hòa lưới để tiết kiệm chi phí lắp đặt
- Bao lâu thì thu hồi vốn: Thông thường đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời chất lượng cao sẽ hoàn vốn sau 5-6 năm và dùng điện miễn phí trên 30 năm.
Với những gợi ý như trên hi vọng bạn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và lựa chọn cho mình một hệ thộng điện nằng lượng phù hợp với chi phí hợp lý nhất.